Hoạt động

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC


15-11-2022

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC – MỘT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

 

 Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu dạy và học chất lượng cao, trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành định kỳ tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dưới nhiều hình thức trong đó thông qua tiết dạy chuyên đề được xem là rất hiệu quả. Đây là nơi để GV trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên có phương pháp dạy học tích cực, khai thác kiến thức chuyên môn phù hợp với môi trường học tập của nhà trường.

Nghiên cứu bài học là một mô hình bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho những người tham gia. Mục đích của nghiên cứu bài học là tìm hiểu những gì học sinh nghĩ, những gì học sinh tư duy để có những phương pháp dạy cho phù hợp chứ không phải là một bài học biểu diễn. Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải có những đóng góp và các ý tưởng đó cần phải được tôn trọng. Do vậy, bài học là thuộc về cả nhóm chứ không phải của riêng người dạy. Như vậy khi các thành viên tham gia vào nghiên cứu bài học thì sẽ kết hợp được những ưu điểm và cùng hoàn thiện bài học hơn. Thông qua nghiên cứu bài học, giáo viên cảm thấy tập trung hơn vào bài học và tăng sự thích thú trong công việc dạy học.

Nghiên cứu bài học là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể nên thông qua quá trình hợp tác với các giáo viên trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ sung từ ý kiến của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải thiện. Giáo viên phải cùng nhau thảo luận về những phản ứng có thể có ở học sinh trong quá trình học để có những phương pháp dạy học cho phù hợp. Như vậy giáo viên có thể dự kiến trước được những kết quả đối với một bài học và những phản ứng của các học sinh trong lớp. Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp

Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách học sinh phản ứng với các tác động, giáo viên tham gia có nhận thức đầy đủ hơn về cách học sinh học và suy nghĩ cũng như cách học sinh hiểu bài, đáp lại những cái giáo viên dạy. Hơn nữa, tham gia nghiên cứu bài học giúp giáo viên học được cách quan sát, không phải là quan sát những cái bề ngoài hời hợt mà là quan sát quá trình học sinh học những cái họ dạy. Giáo viên học được cách phân tích, rút ra kết luận, sửa đổi từ những số liệu quan sát được. Ngoài ra, tham gia nghiên cứu bài học giúp giáo viên nâng cao kĩ năng thiết kế công cụ dạy học để làm cho học tập và tư duy của học sinh trở nên dễ hiểu đối với giáo viên và có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra nghiên cứu bài học còn là cái cầu kết nối các nội dung kiến thức, giữa các bộ môn để thu được sự hỗ trợ bổ sung tốt nhất giữa các bộ môn góp phần đào tạo toàn diện cho học sinh, giữa các cấp học để thu được chương trình đào tạo mạch lạc, thông suốt. Một lợi ích nữa xuất phát từ tính linh hoạt, ưu việt của nghiên cứu bài học, đó là nó có thể thực hiện được ở mọi cấp học, mọi môn học từ các môn tự nhiên, xã hội,… cho tới các môn giáo dục thể chất, nó cũng không đòi hỏi một sự đầu tư khổng lồ mà chỉ cần một nhóm giáo viên sẵn sàng hợp tác cùng nhau.

Qua việc nghiên cứu bài học chúng ta có thể nhận ra tính ưu việt của nghiên cứu bài học so với các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. Nghiên cứu bài học xuất phát từ thực tiễn cần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên. Thông qua nghiên cứu bài học giáo viên được hợp tác cùng nhau, làm việc cùng nhau để xây dựng một kế hoạch bài học hoàn chỉnh.

Thực hiện kế hoạch năm học của trường, các tổ bộ môn trường Nguyễn Tất Thành đã triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Từ đầu năm học đến nay, các tổ đã tổ chức khá nhiều các giờ dạy theo hướng nghiên cứu bài học.

Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022, tổ KHXH đã tổ chức thành công các tiết dạy chuyên đề môn Địa lí, Lịch sử và Giáo dục kinh tế và pháp luật.

Cô giáo Hoàng Thị Ninh với bài học: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, Lịch sử và Địa lí 6

Cô giáo Hoàng Thị Ninh với bài học: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, Lịch sử và Địa lí 6

HS trường Chuyên Biên Hòa đang tích cực hoạt động nhóm trong tiết dạy minh họa của cô Lê Mỹ Linh qua bài “Khí quyển. Các yếu tố khí hậu” – Địa lí 10

HS trường Chuyên Biên Hòa đang tích cực hoạt động nhóm trong tiết dạy minh họa của cô Lê Mỹ Linh qua bài “Khí quyển. Các yếu tố khí hậu” – Địa lí 10

Trong tháng 10/2022, tổ tiếng Anh đã tổ chức thành công 05 tiết dạy chuyên đề môn Tiếng Anh với định hướng dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.

Cô giáo Đoàn Thanh Hường trong tiết dạy Unit 3 – Lesson 7: Communication and Culture”, tiếng Anh 10.

Cô giáo Đoàn Thanh Hường trong tiết dạy Unit 3 – Lesson 7: Communication and Culture”, tiếng Anh 10.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyến với bài học: Unit 3– Lesson 3: A closer look 1, tiếng Anh 7

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyến với bài học: Unit 3– Lesson 3: A closer look 1, tiếng Anh 7

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Anh thực hiện chuyên đề bồi dưỡng NVSP nâng cao tại trường THPT B Phủ Lý với Unit 2 – Lesson 7: Communication and Culture”, tiếng Anh 10

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Anh thực hiện chuyên đề bồi dưỡng NVSP nâng cao tại trường THPT B Phủ Lý với Unit 2 – Lesson 7: Communication and Culture”, tiếng Anh 10

Cô giáo Trần Thị Phương Thảo đã chuẩn bị và thực hiện bài học: Unit 3 – Lesson 1: Getting Started”, tiếng Anh 10

Cô giáo Trần Thị Phương Thảo đã chuẩn bị và thực hiện bài học: Unit 3 – Lesson 1: Getting Started”, tiếng Anh 10

Học sinh thuyết trình trong tiết dạy của cô Lê Thị Phương với bài học: Unit 2 – Lesson 8: Project”, tiếng Anh 9

Học sinh thuyết trình trong tiết dạy của cô Lê Thị Phương với bài học: Unit 2 – Lesson 8: Project”, tiếng Anh 9

Trong cùng thời gian này, tổ Toán – Tin, tổ Ngữ Văn, tổ NT - TDTT cũng đã tổ chức thành công các giờ dạy chuyên đề môn Toán, Tin và Ngữ Văn.

Cô Trần Thị Huyền Trang với bài học “Chữ người tử tù” – Ngữ Văn 10

Cô Trần Thị Huyền Trang với bài học “Chữ người tử tù” – Ngữ Văn 10

Cô Đỗ Thị Thanh trong bài giảng về "Bóng chuyền", Giáo dục thể chất 10

Ngoài các tổ KHXH, tổ Tiếng Anh, Tổ Toán Tin, tổ NT – TDTT thì tổ KHTN cũng đang xây dựng các giờ học theo hướng nghiên cứu bài học và sẽ tổ chức dạy trong thời gian tới.

Là những giáo viên trẻ và năng động, các thầy cô giáo đã tìm hiểu và áp dụng thành công phương pháp dạy học theo định hướng nghiên cứu bài học vào tiết dạy của mình. Giáo viên đã hướng dẫn học sinh thực hiện các chuỗi hoạt động phù hợp.

Thông qua các dạng bài tập đa dạng, với nhiều mức độ dễ - khó cùng các trò chơi hấp dẫn, tiết học đã tạo không khí hào hứng sôi nổi cho học sinh. Các con học sinh đã được trải nghiệm để phát huy tối đa các kỹ năng cũng như các năng lực quan sát, thực hành, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, các thầy cô còn kết hợp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là các trò chơi tương tác hoặc vận động linh hoạt làm tăng thêm sự hứng thú của học sinh góp phần cho tiết dạy thành công.

Sự thành công của các tiết học nhờ phần lớn vào sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, khả năng truyền đạt tự tin, dẫn dắt linh hoạt của thầy cô giáo cùng niềm say mê học tập, tìm hiểu và tiếp thu nhanh của các con học sinh các lớp.

Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp.

Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Người đăng:Nguyễn Thị Thanh Thủy
15-11-2022
Các bài viết cùng chuyên mục